Tiểu sử Romulus_Augustus

Cha của Romulus, Orestes là một công dân Roma, khởi đầu từ Pannonia, từng đảm nhiệm chức vụ thư ký và nhà ngoại giao cho Attila người Hung, sau đó dần dần thăng lên các cấp bậc cao trong quân đội La Mã.[2] Vị hoàng đế tương lai mang tên Romulus sau khi ông ngoại của ông, một viên quý tộc đến từ vùng Poetovio ở tỉnh Noricum. Nhiều sử gia đã ghi nhận sự trùng hợp ngẫu nhiên khi vị hoàng đế cuối cùng của Đế chế Tây La Mã lại mang cùng tên Romulus, người sáng lập huyền thoại và vị vua đầu tiên của Roma, và Augustus, vị hoàng đế đầu tiên của Đế chế La Mã.[3]

Orestes được Julius Nepos bổ nhiệm làm magister militum (thống lãnh quân đội) vào năm 475. Ngay sau khi được bổ nhiệm, Orestes phát động một cuộc nổi loạn và chiếm giữ Ravenna (thủ đô của Đế chế Tây La Mã từ năm 402) vào ngày 28 tháng 8 năm 475, Nepos trốn sang Dalmatia, nơi chú ông đang cai trị một quốc gia bán tự trị vào những năm 460.[4] Tuy nhiên, Orestes lại từ chối trở thành hoàng đế vì "một vài do bí mật", theo sử gia Edward Gibbon cho biết. Thay vào đó, ông sắp đặt cho con trai ông là Romulus lên ngôi hoàng đế vào ngày 31 tháng 10 năm 475.

Đế chế mà họ cai trị đã bị thu hẹp lại đáng kể so với 80 năm trước, uy quyền của Đế chế đã phải rút lui về biên giới Ý và một phần miền nam Gaul, ÝGallia Narbonensis.[5] Tương tự như vậy, Đế chế Đông La Mã, một bản sao của Tây La Mã cũng chỉ đóng vai trò như một quốc gia ủng hộ về mặt danh nghĩa. Hoàng đế Đông La Mã Leo, người đã qua đời vào năm 474, đã bổ nhiệm AnthemiusJulius Nepos lần lượt từng người một làm hoàng đế Tây La Mã, và Constantinopolis chưa bao giờ công nhận chính quyền mới. Cả Zeno hoặc Basiliscus, hai vị tướng chiến đấu vì tranh giành ngôi hoàng đế Đông La Mã trong thời gian Romulus lên ngôi vua, đều không chấp nhận ông là người cai trị Đế chế Tây La Mã.[1]

Ủy nhiệm thay cha mình, Romulus thiếu quyết đoán và chẳng để lại chiến công hay thành tích nào cho đế chế, mặc dù đồng tiền mang tên ông được đúc tại Rome, Milan, RavennaGaul.[1] Một vài tháng sau khi Orestes lên nắm quyền, một liên minh lính đánh thuê của người Heruli, SciriTurcilingi yêu cầu ông cấp cho họ một phần ba đất đai ở Ý.[6] Khi Orestes từ chối, các bộ lạc nổi dậy dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh người Sciri là Odoacer. Orestes bị bắt và bị hành quyết ngay lập tức ở gần Piacenza vào ngày 28 tháng 8 năm 476.

Odoacer nhanh chóng tiến về Ravenna, chiếm giữ thành phố và vị hoàng đế trẻ tuổi. Romulus buộc phải thoái vị ngôi vua vào ngày 4 tháng 9 năm 476. Hành động này đánh dấu sự kết thúc của Đế chế Tây La Mã, mặc dù sự kiện phế truất Romulus đã không gây ra bất kỳ sự gián đoạn nào đáng kể vào thời điểm đó. Rome đã bị mất quyền bá chủ của mình đối với các tỉnh, người German thống trị quân đội La Mã và các tướng German như Odoacer đã nắm giữ thực quyền từ lâu đằng sau ngai vàng.[7] Nước Ý càng bị tàn phá lớn hơn vào thế kỷ sau, khi Hoàng đế Đông La Mã Justinian đem quân tái chinh phục.

Sau khi Romulus thoái vị, Viện nguyên lão La Mã, thay mặt Odoacer, đã gửi đại diện sang cho Hoàng đế Đông La Mã là Zeno. Zeno được Viện nguyên lão yêu cầu chính thức tái hợp hai nửa của Đế chế: "Phía Tây không cần một vị Hoàng đế của riêng nó mà chỉ cần một vị vua đủ để đáp ứng cho thế giới".[8] Đồng thời họ còn yêu cầu Zeno phong Odoacer làm Patricianus (tước hiệu quý tộc), và quản lý nước Ý theo tên Zeno. Zeno nhấn mạnh rằng Viện nguyên lão phải có tính hợp pháp và yêu cầu đầu tiên là để Julius Nepos lên ngôi vua một lần nữa, cuối cùng Zeno cũng chấp nhận yêu cầu của họ. Odoacer sau đó cai trị nước Ý mang tên của Zeno.[9]